Thưởng thức đặc sản mối chúa
| Dịch vụ diệt mối tại Phú Yên |
Hôm đó tôi được ké theo mấy ông anh đi bắt mối chúa, lâu lâu làm một chuyến "dã ngoại" cho vui và cũng để biết đó biết đây, làm xây dựng từng lặn lội khắp nơi nhưng đi xem bắt mối chúa thì chưa một lần...
* * *
Từ TP Tuy Hòa đi ngược lên huyện miền núi Sơn Hòa khoảng 50km, chúng tôi đã có mặt ở nơi đây, nơi mà được dân lùng mối mệnh danh là "mảnh đất của mối chúa".
Hôm đó tôi được ké theo mấy ông anh đi bắt mối chúa, lâu lâu làm một chuyến "dã ngoại" cho vui và cũng để biết đó biết đây, làm xây dựng từng lặn lội khắp nơi nhưng đi xem bắt mối chúa thì chưa một lần...
* * *
Từ TP Tuy Hòa đi ngược lên huyện miền núi Sơn Hòa khoảng 50km, chúng tôi đã có mặt ở nơi đây, nơi mà được dân lùng mối mệnh danh là "mảnh đất của mối chúa".
Cơn sốt “đặc sản” các loại côn trùng
như bò cạp, tắc kè… và đặc biệt là mối chúa ở các nhà hàng thành phố trong thời
gian qua đã "dậy" lên một phong trào lùng bắt mối chúa một cách rầm rộ.
9 giờ sáng, có mặt ở cửa rừng Sơn Hòa, tôi được
anh N. cho đi thực tế một vòng để tận mắt "học nghề". Người đàn ông có dáng dấp khắc khổ, làn
da cháy nắng trong bộ đồ rách nát bụi bặm đã có thâm niên trong nghề lùng mối.
Anh nhìn tôi: "Muốn đi theo chú mày phải tháo giày ra, đường rừng núi ở đây khó đi lắm".
Tôi lấy đôi giày thể thao
đã chuẩn bị sẵn.
Hành trình tìm chúa mối bắt đầu...
Thợ săn mối không chỉ là người phát
hiện ổ mối giỏi, mà còn biết hướng chúa mối nằm như thế nào để có thể đào và bắt
chúng một cách dễ dàng.
Hình 1: Đào tổ mối chúa
Nghiêng người lách qua những tán lá rừng
còn ướt đẫm sương đêm, anh N. chỉ tay về một cái gò đùn lên dưới lớp lá cây đã
mục: "Tổ mối đó, nhìn như đống đất vậy chớ có mối chúa nằm sâu ở
trỏng".
Rồi đưa mắt nhìn về hướng mặt trời
đang lên, anh N. lựa thế bổ liền hai nhát cuốc. Mối chúa là loài rất khôn,
chúng lựa chọn hướng mặt trời để nằm chứ ít khi nằm lung tung. Chọn hướng này sẽ
đỡ tốn công sức đào bới mà còn tránh được những con mối lính hung hãn. Một lỗ hổng
to bằng ba nắm tay hiện ra.
Nếu không có kinh nghiệm trong nghề
lùng mối, thì rất khó phát hiện chúa mối nằm ở góc nào. Từng đàn mối lính, mối
thợ lao ra tua tủa, chúng giương càng lên để bảo vệ chúa và đánh đuổi kẻ đang
phá hoại hang ổ mình.
Hình 2: Đào bắt mối chúa (trái), tổ mối chúa (phải)
Miệng thổi, tay phủi, anh N. lôi ra từ
trong ổ một tấm đất dẹt như cái đĩa rồi giải thích: "Nhìn thì như một tấm đất
bình thường, nhưng trong này có cả mối chúa
và mối hậu. Mối chúa dài khoảng 10 – 15mm, đầu nhỏ bụng to. Còn mối hậu
thì to hơn gấp nhiều lần. Nó có thể sống, sinh sản đến 10 năm".
Đưa con dao sắc lẹm nhẹ nhàng cắt đôi
mảng đất, hai con mối hậu và con mối chúa béo nung núc màu trắng sữa lăn kềnh
ra. Không chần chừ, anh N. bảo con trai lôi bình rượu trắng trong túi ra rồi bỏ
ngay vào, “bắt được là phải ngâm ngay, nếu để chúng mươi phút ngoài không khí
là chúng chết ươn. Mà đã ươn thì chẳng còn tác dụng chữa bệnh. Còn để làm "đặc sản" ở các nhà hàng
thì người ta phải để nguyên cả miếng đất, khi nào dùng mới chẻ ra, vậy nó mới
tươi sống ngon lành".
Ngày trước vào rừng chừng tiếng đồng
hồ là có thể kiếm được cả chục con về chữa thấp khớp, đau lưng. Nhưng từ khi
các quán xá, nhà hàng xem loại côn trùng này là “đặc sản hạng sang”; cùng với việc phá rừng vô tội vạ ở nơi đây làm cho không gian sống của mối bị mất dần, thì công cuộc
lùng chúng cứ như tìm vàng.
Đoàn quân săn mối chúa ngày một đông
lên, họ phải vào tận rừng sâu, nơi mà những con mối chúa béo ngậy chưa ai phát
hiện tới. "Leo rừng vượt núi toé cả máu chân nhưng mỗi ngày chúng tôi cũng kiếm
được vài chục con là cùng, chua lắm chứ không dễ ăn đâu!", anh H. - một trong những thợ lùng mối
có thâm niên cho biết.
Vài năm trước ở thị trường thành phố, một
con mối chúa hay mối hậu chỉ 5-10 ngàn đồng. Lúc đó người ta mua chỉ để ngâm rượu
uống chữa đau lưng, thấp khớp…
Nhưng từ khi nó được xem là đặc sản hạng
sang thì giá mỗi con mối chúa nhập sống
đã nhảy vọt lên 20-30 ngàn đồng/con (2017). Nếu vào tháng Tư âm lịch thì có thể cao
hơn vì đây là mùa mối chúa đóng ken.
Hình 5: Mối chúa nằm xếp lớp
Mối chúa được xem là món ăn có nhiều
đạm, bổ cho những người yếu thận, tăng cường sinh lực, giúp khí huyết lưu
thông. Từ con mối chúa, mối hậu người ta có thể làm nhiều món khác nhau từ
rang, xào, hấp, chiên… Một đĩa mối chúa vài chục con ở nhà hàng có khi lên đến
vài trăm ngàn, chuyên phục vụ các "lão đại gia".
Đoàn lùng mối chúa chia nhau từng tốp,
họ đi mãi vào rừng sâu và ăn nghỉ qua trưa luôn ở đó. Mỗi một cuộc truy lùng, họ
phải chuẩn bị kỹ càng từ mấy ngày trước. Trong cuộc đi "săn" có kẻ may, người rủi.
Có khi đi vài kilômét đã kiếm ngay
vài ba trăm ngàn. Nhưng cũng có khi trầy trật cả mấy ngày trời, đi bộ toé cả
máu chân vẫn không tìm được một "ông" chúa nào. Không gian sống giảm dần, sức tiêu thụ trên thị trường ngày càng tăng, mối chúa ngày một khan hiếm và từng đoàn người vẫn liên tục "quần thảo", không cho
chúng kịp sinh trưởng.
Anh Năm – một thợ săn mối chúa cho biết: "Mối chúa không chỉ là món "đặc sản" trong nước, những lô hàng của chúng
tôi được các lái buôn xuất ra nước ngoài, nên nó ngày càng đắt đỏ!". Không
riêng gì mối chúa, ở vùng rừng núi này, bò cạp, rắn rít, thằn lằn, tắc kè… đều
được dân buôn săn lùng.
Vì miếng cơm manh áo, những đồng tiền "sốt dẻo" đã đẩy bao kiếp người vào chốn rừng thiêng, nước độc. Họ bất chấp hiểm
nguy, gian khổ để "lùng" cho bằng được.
Trong cuộc lùng "chúa", có người đã
phải bỏ lại một phần thân thể nơi chốn rừng
núi khi chằng may vấp phải mìn, cuốc phải đạn từ thời chiến tranh hay gặp phải
rắn rết.
“Hôm đó tôi và ông bạn cùng xóm vào tận
mãi rừng sâu tìm mối. Đi đứt cả hơi vẫn không tìm được con nào. Định ra về thì
gặp ngay một ổ mối to tổ chảng chắn ngang đường đi. Xong hai nhát cuốc, ông bạn
tôi thò tay vào lôi chúa ra. Không ngờ đụng ngay con rắn hổ mang, nó mổ trúng
ngón tay cái. Ở chốn rừng núi xa bệnh viện, lại bị rắn cực độc cắn nên đành quyết
định…cắt luôn ngón tay cái. Sau lần đó chúng tôi giải nghệ luôn”.
Tuy rằng đã không ít người "phất" lên nhờ nghề săn bắt, buôn bán loại
côn trùng "đặc sản" này. Nhưng cũng không ít người phải đau đớn, trả giá cho những
run rủi bất ngờ.
Thị trường ngày càng khan hiếm, săn
lùng mối chúa ngày càng gian khổ. Hàng ngày vẫn có bao người lao vào chốn rừng
sâu tìm miếng cơm, manh áo.
* * *
| Dịch vụ diệt mối tại Phú Yên | Đàn guitar classic ở Tuy Hòa |
* * *
| Dịch vụ diệt mối tại Phú Yên | Đàn guitar classic ở Tuy Hòa |
* * *
Tuy
Hòa, một chiều Thu - 2017. Ngô Tuấn Anh
Nhận xét
Đăng nhận xét